Nhà lắp ghép phục dựng nhà truyền thống: Có thực sự bền và đáng đầu tư?
Nhà lắp ghép phục dựng nhà truyền thống đang dần trở thành lựa chọn ưu tiên trong các dự án bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch cộng đồng. Đối mặt với bài toán giữ gìn bản sắc dân tộc nhưng vẫn phải đảm bảo vấn đề ngân sách lẫn thời gian thì mô hình này lại nổi lên như một đáp án hoàn hảo. Nhưng liệu tính bền vững và hiệu quả đầu tư có thực sự như kỳ vọng? Hãy cùng Anzentech đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Vì sao nên chọn nhà lắp ghép để phục dựng nhà truyền thống?
Trong bối cảnh đất chật, người đông, giá nhân công tăng cao và nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm, ý tưởng phục dựng nhà truyền thống bằng phương pháp truyền thống lại càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Đó là lý do vì sao mô hình nhà lắp ghép phục dựng nhà truyền thống được nhiều nhà đầu tư homestay và các khu bảo tồn văn hóa ưu tiên lựa chọn.
Nhà lắp ghép sẽ giúp tiết kiệm tốt thời gian xây dựng khi hoàn thiện chỉ với 20–45 ngày, cho phép gia công sẵn các chi tiết cột kèo, hoa văn gỗ theo đúng mẫu cổ, sau đó lắp đặt tại công trình. Nhờ vậy, hình thức, tỷ lệ và cấu trúc nhà truyền thống như nhà rường Huế, nhà ba gian Bắc Bộ, nhà sàn Tây Nguyên,… đều có thể tái hiện một cách chính xác, đầy cảm xúc.
.jpg)
Nhà truyền thống trở thành cảm hứng cho các công trình lắp ghép hiện đại
Mái ngói âm dương – Linh hồn của nhà truyền thống được tái hiện trọn vẹn
Khi nói đến nhà truyền thống Việt thì không thể không nhắc đến một trong những đặc trưng của kiến trúc cổ xưa chính là mái ngói âm dương. Loại mái này gồm hai viên ngói ghép thành từng cặp âm và dương, tạo thành lớp mái cong uốn lượn mềm mại, giúp điều hòa nhiệt độ cũng như thoát nước tốt.
Xem thêm: Nhà lắp ghép bằng kính thông minh
Trong mô hình nhà lắp ghép phục dựng nhà truyền thống, mái ngói âm dương hoàn toàn có thể thi công đồng bộ, từ khung mái chịu lực đến lớp ngói lợp phía trên. Các đơn vị thi công hiện nay đã có phương án lắp đặt mái ngói âm dương cho nhà truyền thống trên kết cấu thép hoặc gỗ công nghiệp gia cường, đảm bảo độ bền đến 30–50 năm và chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Chi phí phục dựng nhà truyền thống bằng nhà lắp ghép có thực sự tiết kiệm?
Phục dựng nhà truyền thống từ trước đến nay vốn luôn đòi hỏi chi phí lớn, thời gian dài và nguồn nhân lực tay nghề cao. Tuy nhiên, phương án sử dụng nhà lắp ghép sẽ giúp rút ngắn đáng kể ba yếu tố trên, mang đến một giải pháp kinh tế, nhanh chóng nhưng vẫn giữ được hồn xưa.
Tiết kiệm 30–50% chi phí so với thi công bằng gỗ tự nhiên 100%
Phương pháp thi công nhà truyền thống truyền thống cần đến gỗ lim, gỗ mít, gỗ xoan đào,… với giá rất cao, cùng với công thợ mộc đục chạm điêu luyện thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Trong khi đó, mô hình nhà lắp ghép phục dựng nhà truyền thống có thể sử dụng khung thép tổ hợp, gỗ thông ghép phủ veneer hoặc gỗ kỹ thuật cao để thay thế vật liệu tự nhiên, giúp tiết kiệm kha khá ngân sách.
- Chi phí lắp ghép thường thấp hơn 30–50% so với nhà truyền thống xây dựng thủ công.
- Vẫn giữ được các chi tiết đặc trưng như: cột tròn, cửa bức bàn, vì kèo chạm, cửa võng, mái ngói âm dương,…
Phục dựng phần khung và mái
Với các dự án không yêu cầu tái hiện toàn bộ chi tiết kiến trúc truyền thống mà chỉ cần tạo dựng hình thức bề ngoài như homestay, showroom hay nhà trưng bày văn hóa, thì phục dựng phần khung và mái truyền thống bằng phương pháp lắp ghép là một lựa chọn vô cùng hợp lý. Thay vì đầu tư toàn bộ cho nội thất gỗ nguyên khối, gia chủ có thể sử dụng khung thép giả gỗ kết hợp mái ngói âm dương.
.jpg)
Nhà lắp ghép phục dựng nhà truyền thống vừa tiết kiệm vừa đảm bảo thẩm mỹ
Còn bên trong sẽ được hoàn thiện đơn giản bằng vách panel, gỗ dán hoặc trang trí cách điệu. Chi phí cho hình thức này thường rơi vào khoảng 350 – 500 triệu đồng, tiết kiệm mà vẫn đảm bảo vẻ ngoài truyền thống và mang đến trải nghiệm không gian hoài cổ cho du khách.
Xem thêm: Nhà lắp ghép chill sống ảo
Mô hình nhà truyền thống lắp ghép dạng module
Một trong những điểm mạnh nổi bật của nhà lắp ghép phục dựng nhà truyền thống là khả năng tháo rời, di chuyển khi cần thiết. Điều này đặc biệt hữu ích với các công trình dựng trên đất thuê ngắn hạn hoặc đất nông nghiệp. Nhiều đơn vị hiện nay phát triển mô hình nhà truyền thống dạng module, trong đó các thành phần như cột, xà, kèo, mái đều được thiết kế để lắp nối dễ dàng, không làm ảnh hưởng đến kết cấu chung.
Sau một thời gian sử dụng, công trình có thể được tháo rời và di dời đến vị trí khác mà không làm giảm chất lượng. Đây là giải pháp lý tưởng cho các dự án bảo tồn văn hóa di động, khu nghỉ dưỡng mùa vụ hoặc nhà ở tạm trên vùng quy hoạch chưa ổn định vừa hợp pháp, vừa tiết kiệm đầu tư về lâu dài.
Rút ngắn thời gian thi công, giảm thêm chi phí gián tiếp
Khác với phương pháp xây dựng truyền thống thường mất từ 6 tháng đến 1 năm để hoàn thiện một căn nhà cổ, nhà lắp ghép phục dựng nhà truyền thống có thể thi công chỉ trong vòng 20–40 ngày. Từ đó hạn chế tối đa các chi phí gián tiếp như phí giám sát công trình, bảo vệ công trường, hao hụt vật tư và các rủi ro do thời tiết gây ra.
Đặc biệt đối với các dự án kinh doanh như homestay, quán cà phê văn hóa hay nhà trưng bày, đưa công trình vào khai thác sớm sẽ rút ngắn thời gian hoàn vốn, giảm bớt áp lực tài chính cho chủ đầu tư. Sự nhanh chóng, gọn nhẹ và chính xác trong thi công chính là lý do ngày càng nhiều người lựa chọn mô hình nhà lắp ghép để tái hiện tinh thần kiến trúc xưa.
Dù còn những hoài nghi về độ bền hay chất lượng nhưng thực tế cũng đã cho thấy nhiều công trình vẫn giữ vững giá trị qua thời gian nhờ quá trình tiến hành đúng kỹ thuật và lựa chọn vật liệu phù hợp. Hãy liên hệ ngay đến Anzentech qua số hotline để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về nhà lắp ghép phục dựng nhà truyền thống chi tiết.