0819.16.81.81
Info@anzentech.com.vn

Nhà tiền chế ứng phó bão lốc: Giải pháp bền vững và an toàn trước thiên tai

Nhà tiền chế ứng phó bão lốc đang trở thành giải pháp cứu cánh quan trọng, giúp nhiều người dân ứng phó kịp thời trước thiên tai. Tường đổ, mái tốc, mất trắng nhà cửa sau một đêm. Đây đều là những hậu quả nghiêm trọng không ai muốn gặp phải. Liệu có phương án thi công nào vừa đủ kiên cố để chống chọi lại thiên tai, vừa phải tối ưu, phù hợp với túi tiền người dân? Hãy để Anzentech mang đến cho bạn câu trả lời xác đáng nhất qua bài viết dưới đây.

Top 3 ưu điểm vượt trội đến từ nhà tiền chế ứng phó bão lốc

Đối mặt với tình hình thời tiết ngày càng khó lường, nhà tiền chế đã trở thành lựa chọn ưu tiên nhờ hàng loạt lợi thế vượt trội so với nhà truyền thống.

Mẫu nhà tiền chế ứng phó bão lốc hiện đại, kiên cố

Khả năng chống chịu gió bão, thiên tai cực tốt

Nhà tiền chế ứng phó bão lốc sở hữu hệ khung thép chịu được lực tác động lớn, chống chọi hiệu quả với gió giật cấp cao. Nhìn chung, các khung thép sẽ được liên kết chặt chẽ và phân bổ tải trọng đồng đều, giúp công trình không bị biến dạng hay đổ sập trước thiên tai. 

Xem thêm: Nhà lắp ghép chống lũ lở đất

Cùng với đó, tường và mái thường được làm từ panel cách nhiệt, chịu va đập tốt, giúp tăng thêm khả năng chịu lực cũng như giảm rung chấn khi gặp gió xoáy. Đây là điểm mạnh then chốt, giúp nhà tiền chế ứng phó bão lốc thích ứng với khu vực miền Trung và ven biển, thường xuyên phải hứng chịu thiên tai. 

Thi công nhanh, đáp ứng nhu cầu khẩn cấp

Thời gian thi công là yếu tố cực kỳ quan trọng nhất là khi cần xây dựng nhà ở tạm thời hoặc khẩn cấp trước mùa mưa bão. Với nhà tiền chế ứng phó bão lốc, quá trình này sẽ được rút ngắn đáng kể nhờ các cấu kiện đã được gia công sẵn tại nhà máy và chỉ cần lắp ghép luôn tại công trường.

Nhẩm tính trung bình một công trình nhà tiền chế hoàn thiện sẽ chỉ mất từ 1 đến 3 tuần. Một con số có phần khó tin nhưng lại hoàn toàn có thể thực hiện được, giúp chủ đầu tư tiết kiệm hiệu quả thời gian, nhân lực, nhanh chóng đưa công trình đi vào sử dụng. Vậy nên, nhà tiền chế ứng phó bão lốc đã trở thành lựa chọn lý tưởng cho các dự án cứu trợ, tái định cư, khắc phục kịp thời hậu quả thiên tai.

Tiết kiệm chi phí đầu tư

So với nhà bê tông truyền thống, nhà tiền chế ứng phó bão lốc có thể giúp tiết kiệm từ 30 đến 40% chi phí tổng thể. Ngoài ra, nhân công cũng được tối ưu hơn do công đoạn lắp ráp nhanh gọn, không đòi hỏi kỹ thuật cao cũng như không mất nhiều thời gian chờ đợi.

Kinh nghiệm thiết kế nhà tiền chế ứng phó bão lốc tối ưu, hiện đại

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, việc lựa chọn mô hình xây dựng có khả năng thích nghi tốt với thời tiết cực đoan là vấn đề vô cùng cấp thiết. Nhà tiền chế ứng phó bão lốc xứng đáng trở thành giải pháp phù hợp để đầu tư lâu dài, hạn chế tối đa tổn thất.

Kinh nghiệm thiết kế nhà tiền chế ứng phó bão lốc hiệu quả, an toàn

Nhà tiền chế mái vòm hình trụ

Xem thêm: Nhà lắp ghép công nghệ tự động 

Một trong những thiết kế chống bão hiệu quả nhất hiện nay là nhà tiền chế mái vòm hình trụ. Dạng mái được thiết kế cong đều, tạo thành một khối khí động học hoàn hảo để gió không tạo áp lực lên một điểm cố định. Lợi ích cụ thể của kiểu thiết kế này có thể kể đến như:

  • Gió sẽ lướt qua thay vì đập thẳng vào mái.
  • Tránh hiện tượng tốc mái, sập mái do áp lực tập trung.
  • Tăng khả năng thoát nước mưa, tránh ngập úng phần mái.

Đây là kiểu mái lý tưởng cho các khu vực như ven biển miền Trung, thường xuyên đón gió giật mạnh từ biển vào đất liền.

Nhà tiền chế cáp neo đất ổn định

Ngoài thiết kế mái, hệ thống móng và cố định công trình cũng đóng vai trò quan trọng quyết định đến khả năng chống chịu trước thiên tai. Trong đó, nhà tiền chế ứng phó bão lốc có cáp neo đất là một giải pháp kỹ thuật giúp giữ chặt công trình xuống nền đất, tránh bị nhấc bổng hoặc dịch chuyển bởi gió mạnh. 

Công trình nhà tiền chế cáp neo đất sở hữu những điểm cộng vượt trội như:

  • Cáp thép chịu lực cao, hoàn toàn thích nghi tốt với thời tiết khắc nghiệt.
  • Mối neo chôn sâu vào đất, thường từ 1,5 – 2m.
  • Liên kết chặt với khung thép của nhà tiền chế, đảm bảo kiên cố khi gió giật.

Kỹ thuật neo đất này đặc biệt hiệu quả với những công trình có diện tích rộng hoặc được đặt ở vùng có đất yếu, dễ bị xói mòn.

Nâng cấp hệ cửa bằng vật liệu siêu cứng

Cửa nhà thường là vị trí yếu nhất khi đối mặt với bão cũng như thiên tai. Nếu cửa bị phá, gió sẽ lùa vào bên trong và gây áp lực lớn lên mái và tường. Vì vậy, sử dụng cửa nhà tiền chế bằng vật liệu siêu cứng là giải pháp quan trọng quý khách hàng không thể bỏ qua. Một số loại vật liệu siêu cứng được nhiều chuyên gia khuyên dùng khi thi công nhà tiền chế ứng phó bão lốc như:

  • Thép mạ kẽm dày, chống ăn mòn.
  • Hợp kim nhôm chịu lực, không biến dạng.
  • Vật liệu composite công nghệ cao, nhẹ nhưng siêu bền.

Hy vọng qua bài viết trên đây, quý khách hàng đã có thêm một phương án xây dựng an toàn, kiên cố nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng được điều kiện ngân sách hạn chế. Hãy liên hệ đến Anzentech qua số hotline để được tư vấn cũng như báo giá thi công nhà tiền chế ứng phó bão lốc trong thời gian sớm nhất.

An cư vùng thiên tai với nhà lắp ghép chống lũ lở đất

An cư vùng thiên tai với nhà lắp ghép chống lũ lở đất

Giải pháp nhà lắp ghép công nghệ tự động – Bước tiến vượt bậc trong xây dựng hiện đại

Giải pháp nhà lắp ghép công nghệ tự động – Bước tiến vượt bậc trong xây dựng hiện đại

Nhà tiền chế vật liệu siêu nhẹ - giải pháp xây dựng thông minh vượt trội

Nhà tiền chế vật liệu siêu nhẹ - giải pháp xây dựng thông minh vượt trội

Tư vấn thiết kế nhà lắp ghép theo nguyên tắc tổ ong từ A đến Z

Tư vấn thiết kế nhà lắp ghép theo nguyên tắc tổ ong từ A đến Z

Giải đáp thắc mắc nhà lắp ghép sử dụng AI có gì đặc biệt?

Giải đáp thắc mắc nhà lắp ghép sử dụng AI có gì đặc biệt?

Xu hướng vườn đứng cho nhà lắp ghép tiết kiệm diện tích, nâng cao thẩm mỹ

Xu hướng vườn đứng cho nhà lắp ghép tiết kiệm diện tích, nâng cao thẩm mỹ

Zalo